Trong cuộc sống sinh hoạt tại bất kỳ không gian nào, vệ sinh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người. Vậy làm cách nào để việc dọn dẹp trở nên hiệu quả và đều đặn hơn? Câu trả lời chính là sử dụng các checklist công việc vệ sinh.
Sau đây 5 Sạch sẽ giới thiệu với bạn các checklist công việc vệ sinh. Hãy tham khảo những checklist này và áp dụng để không gian của bạn sạch sẽ nhé!
Nội dung
Tại sao phải có các checklist công việc vệ sinh?
Trước khi tìm hiểu lý do, bạn cần biết được checklist công việc vệ sinh là gì? Đó thường là một danh sách được liệt kê đầy đủ, chi tiết các nhiệm vụ hay công việc cần hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Dù thời gian thực hiện các công việc đó ngắn hay dài thì tất cả đều hướng đến mục tiêu cụ thể: dọn dẹp vệ sinh tại một không gian nào đó.
Ngày nay, với sự phát triển của các ngành dịch vụ và đời sống con người được nâng cao thì những danh sách này được sử dụng ngày càng phổ biến. Nó có thể xuất hiện trong đời sống thường ngày hoặc trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào: nhà hàng, khách sạn, văn phòng,… Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dọn vệ sinh.
Vậy, tại sao cần phải có các bảng danh sách công việc vệ sinh này? Bởi nó đóng vai trò quan trọng giúp các khâu dọn vệ sinh khoa học, có hệ thống hơn. Từ đó, giúp ích rất nhiều với người quản lý, người dọn dẹp vệ sinh cũng như khách hàng. Các mẫu checklist giúp con người có thể giám sát, kiểm tra cũng như hoàn thành công việc hiệu quả. Cụ thể:
Đối với người quản lý công việc vệ sinh
Các mẫu checklist giúp người quản lý dễ dàng điều phối và giao nhiệm vụ cho nhân viên. Người quản lý sẽ biết được việc nào cần thêm nhân viên, việc nào chưa cần làm,… Vì thế, họ sẽ nhanh chóng phân công công việc cho các nhân viên dưới cấp. Điều này giúp năng suất công việc hiệu quả mà không cần phải mất quá nhiều thời gian.
Họ cũng có thể thấy được những hạn chế còn tồn tại khi thực hiện công việc vệ sinh. Ví dụ, khu vực nào chưa được dọn dẹp hay phòng nào chưa dọn vệ sinh kỹ,… Từ đó, người quản lý dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên để công việc được hoàn thiện.
Đối với nhân viên vệ sinh
Khi có một danh sách các công việc vệ sinh cần làm trong tay, họ sẽ biết được mình cần phải làm những gì để hoàn thành công việc. Nhờ có checklist mà các nhân viên sẽ không bị bỏ sót bất cứ công việc nào trong quá trình làm. Nhờ thế mà công việc được hoàn tất nhanh chóng và đạt hiệu quả, năng suất cao.
Đối với khách hàng
Các checklist giúp khách hàng biết được những tiêu chí và mức độ đánh giá các công việc dọn dẹp của cơ sở dịch vụ mà họ lựa chọn. Cũng dựa vào đó, khách hàng dễ dàng kiểm tra chất lượng dọn dẹp có đạt được hiệu quả như những gì đơn vị dọn dẹp vệ sinh đưa ra. Nếu như chưa, khách hàng sẽ phản hồi lại cho đơn vị cung cấp dịch vụ để họ có thể cải thiện dịch vụ của mình. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và công ty dọn dẹp vệ sinh.
Checklist công việc vệ sinh nhà ở
Đối với đa số chúng ta,nhà ở là nơi để nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc và tham gia các hoạt động xã hội căng thẳng. Do vậy, việc vệ sinh sạch sẽ nhà cửa là vô cùng thiết yếu trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo danh sách những công việc cần làm khi dọn vệ sinh nhà ở dưới đây để có được không gian thoải mái nhất khi ở nhà bạn nhé!
Vệ sinh toàn bộ ngôi nhà với những công việc chung sau:
- Lau bụi trên các đồ đạc, vật dụng trong nhà như bàn, ghế, cửa, rèm cửa, quạt, khung ảnh, đèn, gương,…
- Tiến hành quét và lau toàn bộ sàn nhà (nếu có)
- Dọn dẹp tất cả rác thải trong nhà, bao gồm cả thùng rác chung và thùng rác ở từng phòng.
Vệ sinh khu vực bếp
- Lau bụi, rửa sạch các thiết bị như lò vi sóng, nồi cơm điện, tủ lạnh,… Lưu ý cần lau sạch ở bên trong của các thiết bị này để đảm bảo vệ sinh cả trong lẫn ngoài.
- Sử dụng khăn ẩm hoặc các chất tẩy rửa mạnh để lau mặt bếp và làm sạch bồn rửa bát ở bếp
Vệ sinh khu vực phòng tắm
- Vứt rác thải ở trong thùng rác phòng tắm hoặc rác còn vương lại trên khu vực nhà vệ sinh
- Sử dụng chổi nhựa để làm sạch nền nhà vệ sinh, sau đó sử dụng nước lau sàn để làm sạch một lần nữa cũng như tạo thêm hương thơm cho phòng tắm
- Làm sạch bồn tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu, gương,… cũng như đĩa đựng xà phòng và vòi hoa sen
Vệ sinh khu vực phòng ngủ
- Làm sạch một số đồ dùng như giường, chăn ga, gương, tủ quần áo, bàn trang điểm,…
- Thay ga, chăn, vỏ gối nếu đã sử dụng thời gian dài hoặc bị bẩn, gây mùi khó chịu
- Dọn dẹp lại quần áo trong tủ, trải ga, chăn phẳng phiu
Checklist công việc vệ sinh văn phòng
Đối với văn phòng, việc sử dụng danh sách công việc vệ sinh giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra chất lượng của các cơ sở cung cấp dịch vụ dọn dẹp hơn. Dưới đây là mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh khu vực chung của văn phòng
- Làm sạch bụi bẩn và lau toàn bộ bề mặt sàn nhà. Lưu ý là bạn nên làm sạch cả những vết ố vàng hoặc vết bẩn bám lâu trên sàn. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch thêm phần thảm (nếu có)
- Lau và làm sạch các khu vực kính, cửa sổ, cửa ra vào, cửa ở từng phòng,… Bạn nên lau bằng khăn ẩm một lần.Sau đó, lau lại một lần bằng khăn khô ở cả mặt trong và ngoài để đảm bảo độ sạch
- Đem toàn bộ rác thải của tất cả các khu vực ra ngoài. Đồng thời, thay thế vào thùng rác các túi nilong mới để đựng rác.
- Dọn dẹp bàn làm việc: thu gọn các đồ đạc về đúng vị trí, lau bàn và các vật dụng liên quan, sắp xếp tài liệu hợp lý,…
- Làm sạch chén, ly uống nước ở văn phòng
Vệ sinh khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi của văn phòng
- Làm sạch bồn rửa chén. Sử dụng chất tẩy rửa để lau và cọ sạch bồn rửa cũng như khu vực xung quanh
- Lau bàn ăn, dọn các vết bẩn và thức ăn rơi vãi trên bàn
- Làm sạch các vật dụng khác trong phòng như bếp, tủ lạnh,…
Vệ sinh khu vực toilet của văn phòng
- Làm sạch bồn rửa tay và vòi nước
- Làm sạch bồn cầu bằng chất tẩy rửa chuyên dụng
- Lau chùi tủ và các kệ đựng đồ
- Đổ thêm xà phòng vào chai, lọ đựng và nạp thêm giấy vệ sinh
>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ vệ sinh văn phòng chất lượng của 5 Sạch
Checklist công việc vệ sinh nhà hàng, khách sạn
Đối với nhà hàng, khách sạn, vệ sinh là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến phản hồi khách hàng. Đây là yếu tố để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với khách sạn, nhà hàng đó. Vì vậy, để việc dọn dẹp vệ sinh đảm bảo hiệu quả và chất lượng, bạn nên sử dụng bản danh sách các công việc vệ sinh để dễ kiểm tra, thực hiện. Dưới đây là mẫu checklist công việc dọn dẹp cho các nhà hàng, khách sạn bạn có thể sử dụng.
>>> Gợi ý: Dịch vụ vệ sinh nhà hàng khách sạn
Vệ sinh vào đầu ca làm việc
Khu vực phục vụ khách
- Kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng dọn vệ sinh cần thiết để làm việc
- Đưa các vật dụng, thiết bị đó đến khu vực cần dọn dẹp
- Làm sạch bụi bẩn ở sàn nhà, khu vực trước sảnh, thảm, hành lang, cầu thang,…
- Lau sàn, khu vực trước sảnh, cầu thang,…
- Lau cửa ra vào, cửa sổ, kính,…
Khu vực nhà vệ sinh
- Làm sạch bồn cầu, bồn rửa tay bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Lau sạch các khu vực xung quanh bồn rửa tay
- Dọn rác ở các thùng và thay túi nilon mới để đựng rác
- Làm đầy giấy vệ sinh cũng như nước rửa tay, sáp thơm,…
- Lau sạch một số đồ dùng như vòi rửa, bề mặt trên của bồn cầu, gương,…
Vệ sinh trong ca làm việc và cuối ca làm việc
Đối với khu vực phục vụ khách: dọn dẹp khi khách sử dụng xong dịch vụ và rời quán/khách sạn.
Đối với khu vực nhà vệ sinh: thường xuyên kiểm tra và làm sạch khu vực vệ sinh; bổ sung thêm giấy vệ sinh, xà phòng nếu hết.
Ngoài ra, vào cuối ca, cần lau dọn lại toàn bộ khu vực sàn nhà, bảo quản vật dụng, làm sạch các vật dụng được dùng trong ngày, sắp xếp lại vào vị trí cũ,…
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các mẫu checklist công việc vệ sinh ở nhà, văn phòng và nhà hàng, khách sạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ đem lại nhiều hữu ích và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc dọn dẹp vệ sinh.
- Công ty TNHH VỆ SINH 5 SẠCH
- Địa chỉ: Số nhà B14-D21, KĐTM Cầu Giấy, Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
- Số điện thoại: 0912361661 / 0986015430
- Email: manhpt8890@gmail.com
- Website: https://5sach.vn