Sơn Epoxy được xem là vật liệu hữu ích không chỉ giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông chống khỏi tình trạng trầy xước, mài mòn, mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao, sáng bóng và bền màu cho sàn nhà. Vậy sơn Epoxy là gì, có mấy loại và quy trình thi công như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Contents
Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy là một vật liệu được dùng trong xây dựng, thuộc gốc nhựa composite không chứa este, do đó khả năng bám dính cực chắc chắn và kháng nước rất tốt.
Cấu tạo phân tử của sơn Epoxy gồm hai vòng benzen kháng nhiệt và gắn kết với nhau hai thành phần A và B khác nhau. Trong đó A gồm các phân tử bột màu, chất phụ gia, dung môi,… và B chứa chất đóng rắn. Cả A và B giúp tạo mối liên kết các phân tử epoxy lại với nhau.
Các loại sơn Epoxy là gì?
Hiện nay, thị trường cung cấp các loại sơn Epoxy là:
Sơn Epoxy gốc dầu
Sơn Epoxy gốc dầu thuộc hệ sơn 2 thành phần. Nếu muốn sử dụng nó bạn cần pha với dung môi theo tỷ lệ 5% – 10%. Ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu là:
- Chống bám bụi, dễ vệ sinh.
- Có độ bám dính cao nhờ hình thành màng sơn liền mạch.
- Giá thành khá rẻ.
- Độ bóng cao.
- Thân thiện với môi trường và con người.
- Chịu lực và mài mòn tốt.
Sơn epoxy gốc dầu được ứng dụng để sơn nền nhà xưởng, công trình xí nghiệp sản xuất thực phẩm,…
Sơn Epoxy gốc nước
Sơn Epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước. Loại sơn này được ứng dụng phổ biến ở bề mặt sàn cần vệ sinh nhiều như dược phẩm, thực phẩm, xưởng chế biến,… bởi đặc tính bảo vệ bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim cực kỳ tốt.
Ưu điểm của sơn Epoxy gốc nước bao gồm:
- Không độc hại, không mùi, không chứa hàm lượng VOC bay hơi.
- Rất lành tính, an toàn cho con người và cả môi trường.
- Có thể thay thế tốt cho sơn epoxy gốc dầu.
- Thi công dễ dàng.
- Chống bám bụi cao.
- Chống chịu lực, kháng hóa chất tốt.
- Thích ứng tốt với môi trường có độ ẩm cao.
Sơn Epoxy tự san phẳng
Sơn Epoxy tự san phẳng có thể ứng dụng mà không cần dùng tới hỗ trợ của dung môi bay hơi. Với khả năng chịu tải trọng cao, sơn Epoxy tự san phẳng dùng tốt cho nhiều nhà xưởng sản xuất, phòng sạch công nghiệp, showroom….
Sơn Epoxy chống tĩnh điện
Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện gồm các thành phần chính là sơn Epoxy mang điện trở cao, than hoạt tính và dây dẫn đồng nối đất. Tất cả tạo nên một hợp chất có khả năng chống tĩnh điện cực tốt, đạt tiêu chuẩn ESD, JIS. Sơn Epoxy chống tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý phân tán điện tích và triệt tiêu điện tích.
Xem thêm:
Sơn Epoxy chống chịu axit
Sơn Epoxy chống chịu axit là vật liệu chịu tác động ăn mòn cao trong mọi môi trường axit, kiềm, hóa chất. Nó được ứng dụng thi công khu vực sàn tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất ăn mòn.
Đặc tính của sơn Epoxy là gì?
- Chống thấm: Sơn Epoxy sở hữu đặc tính kháng nước cực tốt, do đó nó được ứng dụng nhiều ở các công trình cần sơn chống thấm bề nước.
- Chống trơn trượt: Sơn Epoxy có khả năng tạo ma sát cao, giúp sàn có độ nhám vừa phải, dễ dàng di chuyển. Sơn Epoxy đặc biệt sử dụng nhiều khi thi công tầng hầm đỗ xe.
- Chống mài mòn: Sơn Epoxy có tính năng chống mài mòn cơ học lý tưởng, phù hợp làm sàn công xưởng hỗ trợ phương tiện, máy móc di chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó với bề mặt bóng đẹp, chống bụi tốt, sàn rất an toàn với sức khỏe con người.
- Chịu tải trọng tốt: Sức chịu tải trọng của sơn Epoxy trung bình dưới 10 tấn (phủ sơn lăn) hoặc 20 – 30 tấn (đối với lớp sơn phủ). Chính vì thế mà nó luôn được ưu tiên sử dụng trong các công trình nhà xưởng có khối lượng hàng hóa trung chuyển lớn mỗi ngày.
- Độ thẩm mỹ cao: Sơn Epoxy có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn giúp phân biệt các khu vực với nhau, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, vừa đảm bảo bền màu và không chịu tác động của nhiệt hoặc hóa chất.
Quy trình thi công sơn Epoxy
Quy trình thi công sơn Epoxy gồm có các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Sàn nhà thi công sơn Epoxy cần được vệ sinh sạch sẽ để nâng cao tính bám dính vào nền bê tông. Tiếp đến, bạn chà nhám toàn bộ bề mặt, rồi hút bụi sạch sẽ các bụi bẩn, tạp chất.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Bắt đầu lăn một lớp sơn lót Epoxy lên bề mặt sàn. Đây là lớp sơn rất quan trọng quyết định đến khả năng chống thấm của sàn cũng như tăng độ bám dính với lớp sơn phủ tiếp theo.
Bước 3: Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện:
Sơn phủ Epoxy được phủ lên bề mặt sàn ở giai đoạn hoàn thiện. Số lượng lớp sơn phủ phụ thuộc vào loại sơn sử dụng. Chẳng hạn nếu bạn dùng sơn phủ Epoxy hệ lăn, số lớp cần dùng là 2. Nếu dùng sơn phủ Epoxy hệ tự san phẳng, số lớp phủ chỉ cần một là đủ.
Ngoài ra, khi thi công sơn phủ Epoxy hệ tự san phẳng, người thực hiện phải có tay nghề thuần thục để đảm bảo đạt độ hoàn thành tốt qua các công đoạn đổ sơn, gạt sơn, và lu lăn gai Epoxy phá bọt khí.
Bước 4: Nghiệm thu thi công
Quá trình nghiệm thu thi công sơn phủ Epoxy cần đảm bảo đạt các tiêu chí là:
- Bề mặt phẳng và nhẵn.
- Nền sơn đều màu.
- Nền khô hoàn toàn.
- Chịu được tải trọng tốt, chống trơn trượt.
Xem thêm:
Như vậy với những thông tin trên đây bạn đã có được cho mình lời giải chi tiết về thắc mắc sơn Epoxy là gì, phân loại và quá trình thi công cơ bản nhé.